Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật
Nhận biết mức độ độc hại của thuốc Bảo Vệ Thực Vật qua nhãn mác là kiến thức cơ bản cần thiết cho người sử dụng. Từ đó đưa ra lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho yêu cầu sử dụng.
Các ký tự giúp nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật
Đối với nhóm độc loại 1 (vạch đỏ) thường là các loại thuốc diệt cỏ, trừ động vật bậc cao như chuột, sóc,….Ở Việt Nam đã cấm sử dụng loại này.
Đối với thuốc độ độc loại 2 (vạch vàng) thường là các loại thuốc diệt cỏ; trừ sâu hóa học; trừ bệnh hóa học có nồng độ cao. Thường được sử dụng cây trồng diện tích rộng, cách ly thu hoạch dài ngày và chỉ nên sử dụng trong trường hợp cấp bách dập dịch. Đối với các loại thuốc có vạch vàng nên sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc vì rất dễ gây ảnh hưởng đến da, mặt, mẫm cảm.
Thuốc có độ độc loại 3 và 4 thường là các dòng thuốc có mực độ độc nhẹ; thuốc sinh học; thuốc chiết xuất từ thảo mộc có mức độ độc thấp có thể sử dụng trong hộ gia đình; rau sạch, hoa kiểng chơi.
Giải pháp an toàn nhất là chúng ta nên sử dụng các dòng kích kháng sinh học giúp tăng sức đề kháng cây trồng chống lại các loại nấm bệnh như: Sử dụng kích kháng sinh học CYTOFOSS 95PK, Multi Protek; AgriFos 400;… Sử dụng thường xuyên giúp cây hạn chế nấm bệnh tấn công.
Như vậy cần chú ý mức độ độc của thuốc Bảo Vệ Thực Vật để tránh những trường hợp gây ra hậu quả đáng tiếc do thiếu kiến thức khi sử dụng.